2 ông quật 1 bà? Thực hư tin đồn Tô Tổng và Nguyễn Duy Ngọc muốn loại nữ Bí thư Hà Nội?

Có thể nói, sau khi thả một loạt các nhà bất đồng chính kiến trước thời hạn, Tô Lâm đã lấy điểm không ít trước dư luận, kể cả với giới phê bình chế độ.

Tuy nhiên, đấy chỉ là động thái dân túy, muốn lấy lòng công chúng, như các ông vua vừa lên ngôi “ban bố lệnh ân xá”. Thực chất, Tô Lâm vẫn là Tô Lâm, vẫn rất rắn tay trong việc đàn áp người dân, kể cả việc bất chấp pháp luật.

Sau khi thả các tù nhân lương tâm (thực tế sắp mãn hạn tù), thì Tô Lâm lại cho Lương Tam Quang chặn người quay phim chụp ảnh cảnh sát khi thi hành công vụ. Mục đích là bảo vệ chén cơm bẩn của thuộc hạ, và cũng là bảo vệ sự vô pháp của lực lượng chấp pháp.

Nay, Tô Lâm tiếp tục lấy tiếng, bằng cách đề xuất việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị. Đây là việc làm được xem là mạnh tay, đối với chính hệ thống công quyền và các “đồng chí” của ông. Các cơ quan bị sáp nhập khá nhiều, chủ yếu là Ban Bí thư và Chính phủ. Năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng thực hiện chính sách này, nhưng chỉ gọn trên lý thuyết, thực tế thì các ban bệ vẫn nhiều và chồng chéo.

Dù vậy, ông Tô Lâm vẫn nhận không ít lời khen ngợi về chính sách này.

Khi thực hiện chính sách này, chắc chắn, Tô Lâm sẽ “đập bể chén cơm” của không ít người. Qua đó, rất nhiều người thuộc các phe phái khác sẽ bị Tô Lâm “loại khỏi vòng chiến”. Đấy cũng là cách làm yếu phe đối thủ. Trong chiến lược tinh gọn này, người Hưng Yên sẽ không bị loại khỏi cuộc chơi, mà ngược lại, họ sẽ được cất nhắc lên những vị trí cao hơn.

Mới lên Tổng Bí thư chưa lâu, Tô Lâm đã đưa được Lương Tam Quang – một người Hưng Yên, lên ghế Bộ trưởng Công an và vào Bộ Chính trị. Ông cũng đang tìm mọi cách để đưa một đệ ruột khác, là Nguyễn Duy Ngọc, vào Bộ Chính trị trước Đại hội 14.

Việc ông Lương Cường ngồi vào ghế Chủ tịch nước, ông Trần Cẩm Tú thay thế ở ghế Thường trực Ban Bí thư, nhưng không muốn buông ghế Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, khiến Tô Lâm khó xử. Bởi ý đồ của ông là đẩy Nguyễn Duy Ngọc vào chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ đó kết hợp với Vũ Hồng Văn, để soi nhiều vị trí khác lập hồ sơ đen. Hơn nữa, khi ngồi ghế Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Nguyễn Duy Ngọc dễ được giới thiệu vào Bộ Chính trị hơn.

Sự “lì lợm” của Trần Cẩm Tú khiến “thầy trò” Tô Lâm – Nguyễn Duy Ngọc sốt ruột. Họ cần tìm một vị trí dành cho Ủy viên Bộ Chính trị, để đẩy Nguyễn Duy Ngọc vào càng sớm càng tốt. Bơi Nguyễn Duy Ngọc và Lương Tam Quang là 2 tướng tả hữu của Tô Lâm, nếu chỉ một mình Lương Tam Quang là Ủy viên Bộ Chính trị, thì 2 cánh tay của Tô Lâm xem như “bị lệch”, khiến cho sức chiến đấu của ông trên võ đài chính trị không được như ý.

Mới nhất, có tin đồn đoán cho rằng, ông Tô Lâm đang muốn đưa Nguyễn Duy Ngọc vào ghế Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Ghế này mới được bà Bùi Thị Minh Hoài – nữ Ủy viên Bộ Chính trị duy nhất hiện nay, đảm nhận từ ngày 17/7. Bà Hoài nhận chức này trong giai đoạn Bộ Chính trị khủng hoảng nhân sự nghiêm trọng, bà được chọn như một giải pháp dung hòa giữa các phe, bởi bà không ở phe nào. Ghế Bí thư Thành uỷ Hà Nội là một vị trí hấp dẫn, nhiều người ham muốn, nhưng lại do 1 phụ nữ nắm giữ. Đây cũng là điều bất lợi đối với bà Hoài.

Rất có thể, Tô Lâm nhắm vào mắt xích yếu nhất trong Bộ Chính trị để loại bỏ, rồi đưa Nguyễn Duy Ngọc vào thay thế. Nhờ đó, Nguyễn Duy Ngọc sẽ được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.

Xem ra, số phận chính trị của nữ Ủy viên Bộ Chính trị duy nhất, có thể cũng không được yên.

Khi toan tính này đã bị lộ, liệu Tô Lâm và Nguyễn Duy Ngọc có ra tay sớm hay không? Chờ xem!

 

Hoàng Phúc – Thoibao.de